Bật mí cách chọn tên domain phát triển website, thương hiệu

Nhiều người thường không chú ý đến cách chọn tên domain phát triển website, thương hiệu để rồi ảnh hưởng đến việc xây dựng website và mở rộng quy mô kinh doanh sau này. 

Để không mắc sai lầm ngay từ những bước ban đầu. Việc bạn cần làm là chọn tên miền đúng và phù hợp với thương hiệu của mình.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về domain là gì? cũng như hướng dẫn chọn domain đúng đắn cho website.

1. Tên miền (Domain) là gì?

Domain (tên miền) là địa chỉ trên Internet dẫn người dùng đến website/blog của bạn. Nói một cách dễ hiểu hơn, xem website là nhà, thì domain chính là địa chỉ nhà. 

Trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng, có lẽ bạn đã bắt gặp nhiều tên miền có đuôi .COM hoặc .VN vì chúng rất phổ biến. Ngoài ra, domain còn có nhiều dạng đuôi khác nữa, chẳng hạn như:

– .NET và .ORG cũng là 2 tên miền phổ biến, ví như là sự lựa chọn thứ hai nếu đuôi .COM đã mua mất.

– .IO: loại đuôi domain được dân công nghệ ưa chuộng, vừa dễ nhớ vừa “sang chảnh”

– .AI: đuôi miền dành cho các website chuyên về trí tuệ nhân tạo

– .COM.VN: đuôi được các website thuần Việt sử dụng nhiều, tương tự như .VN, nhưng giá mua 2 đuôi này khá đắt (thường gấp đôi so với .com)

– .BLOG và .ME: đuôi domain dành cho những trang web cá nhân, chuyên viết blog

– .EDU.VN: đuôi miền thường thấy ở những website giáo dục

domain la gi

Bên cạnh đó, cũng có vài đuôi nghe khá lạ như .SHOP, .CLUB, .STORE, .CC…tuy nhiên ít ai sử dụng.

Nhiều bạn thắc mắc khi bắt đầu mua tên miền, thì nên chọn dạng domain có đuôi như thế nào? 

Hãy ưu tiên chọn  .COM, sau đó đến .NET và .ORG. Bởi cái gì được mọi người dùng nhiều thì sẽ đem lại cảm giác tin tưởng hơn, thay vì bọn chọn cái tên lạ hoắc. 

Bên cạnh đó, không ít người làm SEO cũng hay đặt câu hỏi, liệu domain có ảnh hưởng đến SEO? Để tìm câu trả lời chính xác câu hỏi này, bạn nên đọc phần tiếp theo.

2. Tên domain có phải là tiêu chí SEO không?

Một trong những tiêu chí để Google xếp hạng từ khóa là dựa vào độ mạnh của domain. 

Nhưng hóa ra, khi bắt đầu làm website, thì mọi domain đều như nhau, không có cái nào mạnh hơn cái nào. Nếu xét thang 10, thì lúc này, với mỗi người làm SEO, domain của bạn chỉ ở mức 1 như của đối thủ. Theo thời gian phát triển website, độ mạnh này sẽ thay đổi.

Khi bạn tìm kiếm 1 từ khóa nào đó, thấy kết quả hiển thị tự nhiên đều phần lớn có đuôi .COM thì vì đuôi này phổ biến và sử dụng nhiều mà thôi. 

domain tiêu chí seo

Đuôi .com khá phổ biến

Cũng có ý kiến cho rằng, nên kết hợp với từ khóa chính trong tên miền của site sẽ tốt cho SEO.

Tuy nhiên, điều này không cần thiết và cũng không còn phù hợp với bộ máy Google. Vì vào năm 2012, Google đã đưa ra thuật toán EMD để ngăn chặn các website kém chất lượng lại có thứ hạng tốt chỉ vì có từ khóa chính khớp 100% với tên miền.

Nhưng không vì thế mà phủ nhận hoàn toàn việc không nên chứa từ khóa trong domain. Vì thật ra, gắn từ khóa ở tên miền vẫn có thể giúp bạn triển khai SEO và cải thiện thứ hạng. 

3. Các dạng domain phổ biến

Trước khi đi đến cách chọn tên domain sao cho phát triển thương hiệu và website, thì Huevibe sẽ đưa ra 4 dạng domain phổ biến thường xuyên bắt gặp. 

a. Domain chứa toàn bộ tên từ khóa

Trong tiếng anh, còn được biết đến với tên gọi Exact Match Domain (EMD). Đặc điểm nhận dạng của loại domain này là tên miền cũng chính là toàn bộ từ khóa SEO. Ví dụ như thuexehue.com, muabannhadat.com.vn. Ở đây “thuê xe huế” (thuexehue) và mua bán nhà đất (muabannhadat) là những từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất.

Nếu muốn sử dụng dạng domain này, đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình nghiên cứu từ khóa. 

tên miền chứa toàn bộ từ khóa

Nhiều năm về trước, những người làm SEO cho rằng việc đặt domain chứa từ khóa chính là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm nên không ít người đã sử dụng dạng domain này.

Nhưng sau khi Google đổi thuật toán, điều này không còn đúng nữa, hơn nữa tên domain dạng này đôi khi vừa thiếu chuyên nghiệp vừa dễ trùng lặp. Bởi vậy, đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp phải đổi cả tên domain để thuận lợi hơn trong kinh doanh và phát triển quy mô. 

b. Domain chứa một phần từ khóa

Dạng domain này chỉ chứa một phần keyword chính. Hoặc đôi khi mọi người thêm vào 1,2 từ gì đó không có trong từ khóa cần SEO.

Ví dụ xedulich360.com, seongon.com,…

Thường được mọi người biết đến với tên gọi PMD (Partial Match Domain). Thay vì sử dụng từ khóa chính xác làm tên miền dễ bị trùng lặp và không có sự mới mẻ như của EMD, thì domain dạng này là một sự lựa chọn hợp lý. Không những thế, nó còn có tiềm năng phát triển thương hiệu rất tốt. 

Ví dụ: với từ khóa cạnh tranh Thiết Kế Website kết hợp với thương hiệu AIO (top 1)

vi du ve ten mien

c. Domain mang thương hiệu cá nhân

Song song với 2 dạng domain trên, nhiều người cũng lấy cả tên cá nhân của mình đặt tên domain.

Tiếng Anh gọi kiểu đặt tên này là PDM (Personal Domain Name). Vốn dĩ tên thương hiệu cá nhân thường độc nhất, nên chẳng cần đau đầu suy nghĩ tên hay nghiên cứu từ khóa, vẫn dễ dàng chọn ra tên miền để phát triển website, thương hiệu. 

Ví dụ những thương hiệu cá nhân mcdonalds.com hay louisvuitton.com

d. Domain thương hiệu kinh doanh

tên miền chứa thương hiệu

Cuối cùng, dạng domain cũng được sử dụng phổ biến là BDN (Branded Domain Name), nghĩa là lấy thương hiệu lớn, có quy mô rộng để làm tên miền. 

Những thương hiệu này vốn dĩ có sức ảnh hưởng mạnh đối với khách hàng. Nên khi ai đó nhắc đến tên miền thôi là biết website đó về chủ đề gì.

Ví dụ:

– shopee.com: nhắc đến là biết đây là 1 trang thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất ở Việt Nam

– apple: công ty bán thiết bị điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới: iphone, ipad…

Nếu bạn đang sở hữu một thương hiệu và muốn phát triển nó, vậy thì đừng chần chừ mà chọn ngay cách đặt tên domain bằng thương hiệu vì tính chuyên nghiệp nó mang lại. Cần lưu ý rằng dạng domain này đại diện cho cả một thương hiệu, chứ không phải là tên cá nhân – người sáng lập thương hiệu. 

Trên đây là 4 cách đặt tên cho domain phổ biến thường gặp. Nhưng biết thì dễ, bắt tay vào chọn tên mới khó. Vậy làm thế nào để tìm ra tên miền phù hợp để phát triển website, thương hiệu?

Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong phần tiếp theo. Bạn đọc tiếp nhé…

3. Cách chọn tên domain phát triển website, thương hiệu

3.1. Độ dài

Vốn dĩ mọi người chẳng ai có thể nhớ những cái tên dài, dù nó ấn tượng như nào đi chăng nữa. Vậy nên, đầu tiên, bạn phải chọn tên miền càng ngắn càng tốt. Như vậy mọi người dễ nhớ và dễ nhập hơn khi muốn tìm kiếm. Ưu tiên domain có độ dài khoảng 2-3 từ.

3.2. Đơn giản

Bên cạnh độ dài thì tính dễ nhớ cũng nên cân nhắc. Khi gặp những từ phức tạp, không thông dụng, ngay cả bạn cũng sẽ khó nhớ, đôi khi chẳng thể viết đúng chính tả. Và người dùng khác cũng như thế. Thế nên, để mọi người nhớ và gõ chính xác tên miền trên trang trình duyệt, cần chọn tên đơn giản, câu từ thông dụng.

3.3. Từ khóa

Nhiều bạn hỏi Huevibe rằng nên hay không việc sử dụng toàn bộ từ khóa sẽ SEO để làm tên miền. Huevibe sẽ trả lời ngay bây giờ, đừng bỏ lỡ!

Từ khóa trong domain đã không có ý nghĩa trong SEO

Như đã nói trong phần 2, từ năm 2012 trở đi, khi Google cập nhật thuật toán, thì từ khóa chính trong domain đã không còn đúng và không còn ý nghĩa gì trong SEO nữa.

Google ngày càng thông minh, nên dù bạn có nghiên cứu kỹ từ khóa với hi vọng tên miền sẽ có ích cho SEO, điều này cũng chỉ vô nghĩa. Muốn tăng thứ hạng website và phát triển thương hiệu, bạn nên tập trung xây dựng nội dung và trải nghiệm người dùng.

Từ khóa chứa trong domain có nhiều điểm yếu

Ví dụ rõ ràng nhất cho thấy yếu điểm của việc đặt tên miền có chứa từ khóa.

1 website có tên miền là thietkewebgiarenhat.com, với từ khóa chính “thiết kế web giá rẻ nhất” ở domain, cũng hiểu rằng website này đang làm dịch vụ thiết kế web.

Vấn đề xảy ra ở đây là khi nhắc đến tên domain này, ai cũng nghĩ đến dịch vụ thiết kế web mà thôi. Vậy nếu tương lai, doanh nghiệp này muốn phát triển và mở rộng quy mô với những dịch vụ khác như SEO, content marketing, Google Ads, Facebook Ads… thì việc đặt tên domain như thế không còn hợp lý. 

Như thế doanh nghiệp đã không còn giữ vững được thương hiệu đã có từ trước.

Tóm lại tiềm năng phát triển thương hiệu của dạng EDM là rất thấp. Như đã nói trước đó, domain như địa chỉ nhà, đó cũng là nơi đầu tiên giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Domain chứa 1 phần từ khóa?

Nếu vẫn muốn sử dụng từ khóa vào tên miền, bạn hoàn toàn có thể lấy 1 phần từ khóa, nhưng cần lưu ý:

– Ưu tiên từ khóa chính, lượng tìm kiếm lớn

– Từ khóa có thể mở rộng sau này, việc đặt domain dạng này không nên theo một ngách nhỏ

Ví dụ:

– Từ khóa chính là “di động” và domain là thegioididong.com. Lúc này bạn có thể thoải mái bán những sản phẩm liên quan đến điện thoại, máy tính các loại => nên chọn

– Từ khóa chính là “điều hòa” và domain là dieuhoa.com.vn. Lúc này bạn chỉ có thể bán theo niche là điều hòa, và sau này muốn bán những thứ khác như máy giặt, tủ lạnh, đồ điện gia dụng khác thì không hợp lý.

Ưu điểm lớn nhất của dạng domain này là khách hàng dễ nhớ thương hiệu và dễ dàng tìm kiếm website bạn khi cần. Vì chỉ cần nhìn tên miền, đã biết bạn đang bán cái gì, từ đó dễ có được lòng tin và thương hiệu sẽ dễ phát triển hơn. 

3.4. Domain cũng là tên thương hiệu

Đây là dạng domain đặt thì dễ mà làm lại khó. Bởi vì phải mất nhiều thời gian để khiến hàng ghi nhớ thương hiệu, cũng như khó định hình rõ ràng lĩnh vực chính website đang hướng đến qua tên miền.

Dẫu tên thương hiệu cá nhân hay thương hiệu theo team, thì bạn cũng phải cắt gọn để phù hợp với độ dài và sắp xếp câu từ dễ đọc.

Bởi vì thương hiệu cần có thời gian để phát triển, nên thêm tên thương hiệu độc đáo vào miền sẽ giúp domain của bạn độc nhất và nổi bật. Khi đã được nhiều người biết đến, hiển nhiên số lượt truy cập trang web sẽ tăng lên. Lúc ấy, việc phát triển website, thương hiệu là điều dễ dàng. 

Một lưu ý nữa là bạn hãy đảm bảo không sử dụng tên thương đã tồn tại nhé! 

4. Mua domain ở đâu?

Để mua được domain, bạn cần có ít nhất một tài khoản thanh toán online, nếu mua bán nước ngoài thì cần có thẻ visa/master hoặc đăng ký Paypal. 

Dưới đây là 1 số website uy tín cung cấp dịch vụ mua bán domain trong và ngoài nước.

Nhà cung cấp tên miền nước ngoài

Một vài website đăng ký tên miền từ nước ngoài mà bạn có thể lựa chọn như:

– Namecheap 

– Godaddy

– Namesilo

– Domain.com

– Name.com

Ưu điểm khi sử dụng nhà cung cấp domain nước ngoài:

– Có nhiều khuyến mãi

– Thanh toán nhanh chóng và dễ dàng bằng Paypal

Nhược điểm:

– Không cung cấp các domain phổ biến ở Việt Nam như .vn và .com.vn

Nhà cung cấp tên miền trong nước

Một số website mua tên miền trong nước bạn có thể tham khảo như:

  • Inet
  • Pavietnam
  • Matbao
cung cấp tên miền trong nước

10 nhà cung cấp tên miền trong nước uy tín

Khi bạn đã quyết định lựa chọn nhà cung cấp tên miền tại Việt Nam thì nên biết được những ưu và nhược điểm còn tồn tại sau.

Ưu điểm:

  • Mua được mọi đuôi tên miền, trong đó có cả .vn và .com.vn
  • Thanh toán đa dạng

Nhược điểm:

  • Ít khuyến mãi
  • Đôi khi còn yêu cầu xác nhận danh tính
  • Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi từ luật an ninh mạng

5. Kết

Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể vận dụng cách chọn tên domain phát triển thương hiệu, website để tạo nên tên miền của riêng mình . Nếu bạn đã chọn được tên domain ưng ý thì nên mua luôn để tránh cạnh tranh không đang có sau này. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về cách đặt tên miền nhé!

 

Bài viết Bật mí cách chọn tên domain phát triển website, thương hiệu xuất bản bởi Huế Vibe Team.



source https://huevibe.com/domain-la-gi-cach-chon-domain/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyển CTV/ Học việc Marketing Online & MMO tại Huế

#6 Bước xây dựng chiến lược marketing online & tránh #7 sai lầm dễ mắc phải