Cách tối ưu SEO Google Maps lên Top mạnh mẽ
Trên kết quả của công cụ tìm kiếm, có hàng trăm đối thủ bạn phải vượt qua để đạt thứ hạng cao. Bên cạnh hình thức như quảng cáo, kỹ thuật SEO,…thì tối ưu Google Maps cũng góp phần đẩy thương hiệu của bạn tiếp cận với nhiều người hơn.
Điều quan trọng khi tối ưu website, là bạn không nên chỉ dựa vào một chiến lược, mà phải vận dụng nhiều cách thức khác nhau, khi ấy website mới có nhiều cơ hội nằm ở vị trí cao lâu dài và bền vững. SEO là thuật ngữ quen thuộc, nhưng SEO Local hay tối ưu Google Maps vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Thật đáng tiếc khi bạn làm SEO mà bỏ qua Google Maps.
Qua bài viết này, bạn sẽ biết được:
– Mối liên hệ giữa Google Maps và tìm kiếm khách hàng
– Các cách tối ưu Google Maps
Không chần chừ nữa, cùng tôi tìm hiểu nào!
1. Google Maps là gì?
Google Maps là một dịch vụ bản đồ số được Google phát triển và ra mắt vào năm 2005 nhằm mục đích thay thế bản đồ giấy thông thường.
Sự phát triển của Internet đánh dấu mốc quan trọng đưa Google Maps trở thành một trong những ứng dụng tiện ích và phổ biến nhất hiện nay. Mọi ứng dụng của Google đều nhằm tăng trải nghiệm người dùng và giúp ích cho họ. Vậy nên, chỉ với chiếc smartphone, người dùng có thể nhanh chóng chọn lựa những địa điểm mà mình muốn đến cũng như các dịch vụ xung quanh địa điểm đó.
Cùng tôi điểm qua một vài tính năng nổi bật của Google Map hỗ trợ tối đa người dùng:
– Thêm địa chỉ nhà và nơi làm việc trên Google Maps
– Lưu địa điểm yêu thích
– Sử dụng la bàn giúp điều chỉnh hướng đi cho người sử dụng
-….
Tận dụng những tiện ích tuyệt vời đó, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt và đưa Google Maps vào chiến lược phát triển kinh doanh online bền vững của mình.
Có thể bạn chưa biết? Hiện nay, một bộ phận doanh nghiệp đã tích hợp google maps vào website, từ đó giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin về địa chỉ, số điện thoại, mảng kinh doanh, hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp và thuận lợi đi đến địa chỉ mua hàng. Quan trọng hơn, những thông tin ấy xây dựng niềm tin cho khách hàng. So với một thương hiệu mơ hồ, thì thương hiệu của bạn cung cấp đầy đủ chi tiết có thật, đang tồn tại bên ngoài Internet là một điểm cộng lớn thúc đẩy khách mua hàng.
Từ đây, khái niệm SEO Google Maps (SEO local) ra đời. Thông qua những kết quả tích cực mà chiến dịch này mang lại doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Để rồi cuối cùng, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu và tăng trưởng doanh thu bán hàng.
2. Ứng dụng Google Maps tìm kiếm khách hàng như thế nào?
Cái đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là tăng lợi nhuận và có thật nhiều khách hàng. Bạn có thể duy trì bán hàng cho khách hàng cũ. Nhưng…tất nhiên, có thêm lượng lớn khách hàng mới vẫn tuyệt hơn cả.
Khác với SEO On page hay Off page là đẩy thứ hạng website Top 10 trang nhất Google. Thì SEO Local là tập hợp các phương thức tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Mà phần hiển thị chỉ cho ra 3 kết quả mà thôi. Hay nói cách khác, đây là một phần quan trọng trong Marketing giúp khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp bạn hơn.

Kết quả hiển thị map của Google với từ khóa “dịch vụ seo ở huế”
Một nghiên cứu về hành vi người dùng liên quan tới vị trí doanh nghiệp, thực hiện bởi Juris Digital chỉ ra rằng có đến 31.5% người tìm kiếm click vào kết quả Google Map được trả về. Local SEO giúp các khách hàng tiềm năng có thêm cơ hội tìm thấy công ty của bạn trên Internet khi họ tìm kiếm về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có.
Ví dụ, khi khách hàng sử dụng từ khóa “dịch vụ SEO Huế”, nghĩa là họ mong muốn tìm thấy một công ty nằm tại địa phương Huế chuyên cung cấp dịch vụ SEO. Nếu hồ sơ doanh nghiệp của bạn có đầy đủ thông tin kèm keyword “Huế” kết hợp SEO Local hiệu quả, đẩy thương hiệu lọt top 3 trên phần hiển thị kết quả của Google Maps, khách hàng rất nhanh tìm thấy bạn và tạo cơ hội chuyển đổi.
3. 10 cách tối ưu Google Maps để xếp hạng cao
Được xếp hạng cao trên Google Maps, cụ thể nằm trong top 3 hiển thị chính là lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giống như bao kỹ thuật SEO khác, SEO Local cũng không hề đơn giản. Bạn phải hiểu và nắm được các yếu tố ảnh hưởng cũng như cách để thực thi hiệu quả. Và trong phần này, tôi sẽ bật mí cho bạn top 10 cách để doanh nghiệp đạt thứ hạng cao trên Google Maps ngay sau đây.
3.1. Tạo và xác nhận hồ sơ doanh nghiệp (Google My Profile) trên Google Maps
Có một thuật ngữ mà nhiều người hay nhầm lẫn, Google Business Profiles và Google My Business hoàn toàn khác nhau:
– Google Business Profile: là thông tin của doanh nghiệp tại địa phương như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh,…Hồ sơ này sẽ hiển thị trong phần tìm kiếm của Google trên các giao diện và cả Google Map
– Trong khi Google My Business là tên của công cụ quản lý Google Business Profile.
Trước khi muốn tối ưu cái gì đó, bạn cần tạo và xác nhận Hồ sơ doanh nghiệp thông qua Google My Business. Để làm được điều này, bạn cần click vào https://www.google.com/business/, rồi chọn “Quản lý ngay”, sau đó đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Nếu đã xác nhận Google Business Profile, bạn sẽ thấy trang quản lý như này:
Nếu không, Google sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn để tìm và quản lý danh sách của mình. Nhập tên doanh nghiệp vào hộp tìm kiếm. Một vài đề xuất sẽ hiện ra, nếu trong số đó có tên doanh nghiệp của bạn thì hãy chọn. Hoặc không có, bạn cần nhấn vào tùy chọn rồi tạo tên mới.
Chỉ cần đảm bảo tên bạn tạo trên hồ sơ phải khớp với tên thật công ty đang làm, chứ không phải là cái tên “được tối ưu” với hàng loạt từ khóa.
3.2. Xác định danh mục kinh doanh
Loại hình doanh nghiệp là một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương trên Google.
Việc bạn nên làm trong bước này là phải chọn một loại hình chính cụ thể và bao quát được toàn bộ doanh nghiệp của mình.
3.3. Thêm giờ làm việc
Thật rắc rối khi khách hàng không biết bạn mở và đóng cửa lúc nào rồi vô tình liên hệ ngoài giờ công ty bạn làm việc, chắc chắn bạn không thể cung cấp sản phẩm/ dịch vụ kịp thời. Vụt mất cơ hội có thêm một khách hàng.
Để không xảy ra điều đáng tiếc ấy, bạn nên thêm giờ làm việc vào hồ sơ của mình.
Chính xác là có rất nhiều doanh nghiệp không có thông tin cơ bản nhưng cần thiết này, và gây khó khăn cho người tìm kiếm.
3.4. Thêm thông tin liên hệ đầy đủ
Tìm kiếm địa phương rất ưa chuộng bởi kết quả phù hợp nhất với truy vấn. Thông tin doanh nghiệp cung cấp càng chính xác, càng chi tiết thì càng hữu ích.
Để tiếp cận người dùng tốt hơn, bạn cần “giao tiếp” tốt thông qua các trợ thủ đắc lực như doanh nghiệp làm gì, ở đâu, cách thức giao dịch… để khách hàng không phải dò đoán hay tự mặc định điều dễ gây hiểu lầm nào đó.
3.5. Thêm ảnh vào hồ sơ
Báo cáo Google cho biết có tới 42% yêu cầu tìm đường đến cửa hàng/ doanh nghiệp có bổ sung ảnh vào hồ sơ của họ. Và lượt nhấp vào trang web có ảnh cao hơn 35% so với loại không có.
Hình profile không phải là một logo thương hiệu khô cứng. Hơn hết, bạn cần đảm bảo hình ảnh cung cấp phải có sự thu hút khách hàng. Nhìn vào họ sẽ thấy được nội dung đại diện cho điều gì, thương hiệu cung cấp sản phẩm gì…
Một Profile đầy đủ sẽ bao gồm những loại ảnh như sau:
– Hình logo: dạng khổ vuông, càng rõ ràng càng tốt
– Ảnh bìa: đây là hình thể hiện cá tính của doanh nghiệp, theo tỷ lệ 16:9.
– Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một vài ảnh phụ. Không nhất thiết phải có, nhưng càng chi tiết càng có lợi trong tối ưu Google Maps hơn
+ Thêm 3+ ngoài cửa hàng: chụp cơ sở kinh doanh ở nhiều góc độ trong ngày giúp khách hàng dễ hình dung và định vị vị trí chính xác hơn.
+ Thêm 3+ sản phẩm nổi bật và best seller nhất của bạn, làm sao cho khách hàng càng ấn tượng càng tốt
+ Thêm 3+ bên trong nơi làm việc: phô diễn quá trình làm việc chuyên nghiệp đang xảy ra trong công ty bạn.
+ Thêm 3+ ảnh nhân viên/ team: tạo cảm giác chân thật nhất cho khách hàng, khi họ biết được người làm việc với là người có ngoại hình, phong cách làm việc như thế. Phần nào tăng sự tin tưởng giữa khách hàng và doanh nghiệp.
SEO Local không chỉ nằm ở những kỹ thuật máy móc khô khan, mà hơn hết cần phải đánh vào tâm lý và cảm xúc người dùng. Khi ấy SEO mới trở nên hiệu quả hơn và kinh doanh hiển nhiên thuận lợi.
Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ quy chuẩn hình ảnh khi đăng Google My Business
– Định dạng ảnh: JPG hoặc PNG
– Kích thước: Từ 10KB đến 5MB
– Độ phân giải tối thiểu: 720 x 720 pixels
– Chất lượng: Đảm bảo chất lượng tốt nhất và phản ánh đúng thực tế
3.6. Đăng bài thường xuyên lên Google My Business trên Google Maps
Công cụ Google My Business giống như Facebook hay các trang mạng xã hội khác, bạn có thể xuất bản các bài đăng xuất hiện trên Google Maps của mình. Thường xuyên đăng bài là cách bạn gửi tín hiệu ngầm cho Google rằng bạn chủ động quản lý hồ sơ của mình và sẽ được vào “diện ưu tiên” khi xếp hạng.
Ngoài ra, khi người dùng tìm đến các công cụ tìm kiếm nghĩa là họ đang có ý định cao. Vì vậy, kết hợp cả bài đăng trên web và cả My Business, bạn có cơ hội gia tăng tiếp cận đến những đối tượng sẵn sàng tương tác.
3.7. Bài đánh giá
Theo nghiên cứu vào năm 2020 của BrightLocal, các bài đánh giá ngày càng quan trọng hơn đối với việc xếp hạng trên Google Maps. Ngay cả Google cũng tuyên bố rằng: “Những review tích cực sẽ tăng khả năng hiển thị doanh nghiệp của bạn và tăng lưu lượng truy cập ghé thăm cửa hàng”.
Nhưng làm thế nào để kéo review Google Maps?’
Đừng lo, dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn:
– Yêu cầu khách hàng: nếu bạn đang tương tác trực tiếp với khách hàng và cảm thấy họ đang có những trải nghiệm tích cực. Hãy chủ động yêu cầu họ đánh giá.
– Tạo và chia sẻ link đánh giá: nhiều khách hàng vẫn loay hoay tìm cách đánh giá trên Google. Và thật may, Google hiểu điều này, công cụ này đã cung cấp cho doanh nghiệp một vài lựa chọn để tạo và chia sẻ link review. Từ đây bạn dễ dàng kéo nhiều review cho google maps
– Tạo card “Để lại review”: một card tự động cảm ơn khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty và nhắc họ đánh giá. Bạn có thể tạo một link rút gọn hoặc mã QR để trông gọn gàng và chuyên nghiệp nhé!
Bạn vẫn có thể có có đánh giá không tốt, đừng lo! Hãy bình tĩnh và giải quyết điều đó bằng việc phản hồi tử tế và yêu cầu giúp đỡ họ.
3.8. Trả lời câu hỏi khách hàng
Cần lưu ý rằng, dẫu bạn có cung cấp thông tin doanh nghiệp chi tiết như thế nào, khách hàng vẫn luôn có nhiều thắc mắc.
Đấy là lý do Google tăng trải nghiệm người dùng bằng việc cho phép họ đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp không tự trả lời câu hỏi mà lại để công việc này cho người khác. Điều này là một sai lầm! Vì khách hàng rất dễ tìm thấy những thông tin sai lệch, hoặc không chính xác về thương hiệu của bạn.
Những tiêu cực trong phần trả lời sẽ là bức tường ngăn cản họ tiến sâu hơn khu vực kinh doanh. Phá hỏng chiến dịch SEO Local.
Vì lý do đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên chủ động tiếp cận câu hỏi và trả lời người dùng Internet. Có 2 cách để làm điều đó:
– Bật thông báo khi có câu hỏi và trả lời: khi có người đặt câu hỏi lập tức có thông báo, giúp bạn kịp thời giải đáp. Đừng quá lo khi thông báo quá nhiều vì điều này khá hiếm, nếu bạn không phải là thương hiệu siêu nổi tiếng.
– Cung cấp lời giải cho FAQs: nhiều website xây dựng sẵn FAQs. Bạn có thể tự hỏi rồi tự trả lời trên danh sách Google của mình.
3.9. Đảm bảo trang web hoạt động tốt
Cuối cùng, SEO Local tốt cần dựa trên nền tảng website tốt. Dĩ nhiên rồi. Móng không tốt sao có thể xây nhà. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên đảm bảo trang web của mình hoạt động nhất quán trên mọi thiết bị.
Mặt khác nữa, do hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps có chứa liên kết đến trang web và gần 60% tìm kiếm trên Google diễn ra trên thiết bị di động.
Vì vậy, nếu hồ sơ của bạn cung cấp trải nghiệm người dùng tệ như giao diện web quá nhỏ, liên kết bị hỏng hoặc tải chậm, xếp hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
3.10. Nhúng Google Maps vào phần giới thiệu hoặc liên hệ của website
Không hiếm gặp nhiều công ty, doanh nghiệp “ma” lập ra chỉ để lừa đảo. Khi mà họ có để địa chỉ, nhưng thật ra nó không hề tồn tại ở ngoài đời thực. Chính điều đó làm khách hàng mất niềm tin vào mua hàng online. Trong khi người chịu ảnh hưởng là bạn, những công ty uy tín và có độ tin cậy cao. Nhưng như đã luôn đề cập từ trước, bạn không thể chứng minh sự uy tín của doanh nghiệp thông qua lời nói suông.
Những lúc này, bạn cần đến sự trợ giúp của Google Maps. Trên Map, mọi địa chỉ đều có thật và được trình bày rõ ràng, chi tiết. Bạn hãy nhập địa chỉ của công ty trên Google Map và nhúng mã địa chỉ này ở phần giới thiệu và liên hệ trên website. Khi khách hàng truy cập, họ sẽ click vào và biết được công ty bạn nằm ở đâu. Nếu xung quanh công ty bạn có những địa điểm nổi tiếng, được Google bôi đỏ, thì càng tăng độ tin cậy cho khách hàng.
Với bài viết cách tối ưu Google Maps này, Huevibe hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình phát triển website và làm SEO của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp kỹ hơn bạn nhé!
Bài viết Cách tối ưu SEO Google Maps lên Top mạnh mẽ xuất bản bởi Huế Vibe Team.
source https://huevibe.com/toi-uu-google-maps/
Nhận xét
Đăng nhận xét